Gạo trắng có giống đường trắng không

Gạo trắng có giống với đường trắng không?

GẠO TRẮNG CÓ GIỐNG NHƯ ĐƯỜNG TRẮNG?

Có một nghiên cứu của Harvard Medical School đã có kết quả báo cáo rằng “ĂN GẠO TRẮNG CÓ TÁC DỤNG GẦN GIỐNG NHƯ ĂN ĐƯỜNG TRẮNG TINH KHIẾT”

Ái chà, vì đó là một nghiên cứu của Harvard cơ mà – nên tôi đoán phần lớn chúng ta sẽ tin vào điều đó. Và thực sự, tất cả những gì chúng ta cần làm bằng chứng là nhìn vào các quốc gia gắn liền với nền văn minh lúa nước như Trung Quốc, Nhật Bản và chính quốc gia Việt Nam thân yêu này – đều có chung một lối sống: không thể thiếu gạo trắng trong bữa cơm hàng ngày..

Gạo trắng có giống đường trắng không

Vậy nên, báo cáo của Harvard có gì đó không phù hợp một chút nào!!!

Người Đông Á chúng ta thường có thân hình tương đối mảnh mai – nếu xét về tỉ lệ béo phì không có phải quá quan ngại. Vậy làm thế nào mà những dân sống ở các quốc gia đó gần như cả đời gắn liền với gạo trắng lại có thân hình như vậy, nếu mà nó có tác hại y hết như đường trắng?

Nếu báo cáo kết quả đấy cứ cho là đúng, thì người Đông Á đáng lẽ đã có thân hình như những người mập mạp ở Mỹ – nơi béo phì trở thành vấn nạn của quốc gia!

VẬY HARVARD ĐANG NÓI VỀ CÁI GÌ?

Tôi thấy những gì trong bài nghiên cứu này, Harvard chỉ đang cố định hướng về chỉ số Glycemic Index – là thước đo mang tính tương đối xếp hạng tốc độ tăng nhanh hay chậm của đường huyết trong cơ thể khi tiêu thụ một sản phẩm carbohydrate nào đó.

Gạo trắng có giống đường trắng không

Chắc chắn, cả gạo trắng và đường tinh khiết đều có chỉ số GI >60, nhưng bên cạnh đó có rất nhiều loại thực phẩm có chỉ số GI cao hơn như – bánh mì trắng, hầu hết các loại bánh quy, sừng bò,… Và ăn nhiều những thực phẩm có chỉ số GI cao như vậy, có thể dẫn tới bệnh tiểu đường và liên quan tới chứng lười vận động.

TUY NHIÊN, hầu như người Đông Á không ai ăn một bát cơm trắng bình thường cả!

Thay vào đó, mọi người thường ăn cơm trắng kèm thêm các thực phẩm khác như thịt, rau, nước canh, nước sốt, gia vị,… điều này có nghĩa là – chỉ số GI của gạo trắng không quan trọng để tham khảo nữa.

Điều này được gọi là “mixed-meal effect” – kết hợp các loại thực phẩm khác nhau sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa tinh bột trong hệ tiêu hóa. Dẫn đến đường huyết ít bị ảnh hưởng hơn, không bị đột biến và tăng một cách đều đều.

VÀ RẤT TỐT CHO VIỆC NGĂN NGỪA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TYPE 2, BÉO PHÌ, TIM MẠCH!

Tiếp tục, Harvard và nhiều người sẽ lập luận sử dụng gạo lứt thay thế cho gạo trắng vì nó có chỉ số GI thấp hơn, nhưng lập luận đó còn nhiều thiếu xót!

GẠO LỨT KHÔNG CHỨA NHIỀU CHẤT DINH DƯỠNG HƠN GẠO TRẮNG

Gạo lứt không chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn gao trắng là bao

Hãy xem sự so sánh không mấy ấn tượng:

  • 200g gạo trắng chứa 4,2g protein trong khi đó gạo lứt chứa 5g
  • 200g gạo trắng chứa 15,8mg canxi trong khí đó gạo lứt chứa 19,5mg
  • 200g gạo trắng chứa 2,3mg niacin trong khi đó gạo lứt chứa 3mg

Ngay cả đối với magie và phốt-pho thì đó cũng không phải vấn đề quá lớn

  • 200g gạo trắng chứa 19mg magie trong khi đó gạo lứt chứa 84mg
  • 200g gạo trắng chứa 68mg phốt-pho trong khi đó gạo lứt chứa 162mg.

Mặc dù nhìn qua, gạo lứt chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn gạo trắng, nhưng đây sẽ là một vấn đề đáng lo ngại vì trong cám của gạo lứt có chứa một chất – đó là PHYTIC ACID, acid này sẽ “lấy” đi một số khoáng chất nhất định trong gạo (và trong chính cơ thể của bạn), cùng với việc ức chế một số enzym cần thiết để tiêu hóa thức ăn.

Điều đó có nghĩa là sẽ có nhiều chất dinh dưỡng trong gạo lứt, cơ thể không tiếp cận được hay thậm chí còn bị thiếu hụt mất.

Chưa bàn đến, gạo trắng chứa ít hơn 80% hàm lượng Asen so với gạo lứt.

GẠO TRẮNG LÀ MỘT THỨ LÀNH NHẤT MÀ BẠN CÓ THỂ ORDER CHO HỆ ĐƯỜNG RUỘT CỦA BẢN THÂN.