Nghiên cứu về chỉ số BMI để đánh giá thể trạng cơ thể con người
Những nghiên cứu về chỉ số BMI để đánh giá thể trạng cơ thể con người

Chỉ số BMI có đánh giá đúng về tình trạng sức khỏe của bạn?

Mặc dù đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ như một phép đo lường sức khỏe, nhiều người khẳng định BMI không chính xác và không nên được sử dụng trong các cơ sở y tế và thể dục thể thao. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin về BMI và giúp bạn trả lời câu hỏi BMI có đánh giá đúng về tình trạng sức khỏe?

Chỉ số BMI có đánh giá đúng tình trạng sức khỏe của bạn không?
Chỉ số BMI có đánh giá đúng tình trạng sức khỏe của bạn không?

BMI là gì?

BMI (Body Mass Index) là chỉ số thể trọng của cơ thể, được phát triển vào năm 1832 bởi một nhà toán học người Bỉ tên là Lambert Adolphe Jacques Quetelet.

Thang đo BMI dựa trên một công thức toán học để xác định xem một người có cân nặng “khỏe mạnh” hay không dựa trên chiều cao và cân nặng của một người.

BMI = cân nặng (kg) / (chiều cao)2 (m)

Sau khi tính toán, chỉ số này sẽ được so sánh với thang đo BMI để xác định tình trạng cơ thể bạn.

Phạm vi BMI Phân loại

Nguy cơ sức khỏe kém

dưới 18,5 thiếu cân

cao

18,5–24,9

trọng lượng bình thường

Thấp

25,0–29,9

thừa cân

thấp đến trung bình

30,0–34,9

béo phì hạng I  

cao

35,0–39,9

béo phì hạng II 

rất cao

40 trở lên

béo phì hạng III

cực kỳ cao

Theo tính toán này, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể đề nghị bạn thay đổi lối sống, sinh hoạt nếu bạn đang trong tình trạng thừa hoặc thiếu cân.

Một số quốc gia đã áp dụng BMI để thể hiện quy mô và tầm vóc dân số của họ. Ví dụ, đàn ông và phụ nữ châu Á đã được chứng minh là có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn với chỉ số BMI thấp hơn các châu lục khác. (Chỉ số BMI khỏe mạnh cho người châu Á dao động từ 18,5 đến 23,9 (thấp hơn so với phạm vi tiêu chuẩn).

Xem thêm: Công cụ tính chỉ số BMI chuẩn theo độ tuổi và giới tính 

Công cụ tính chỉ số BMI

Nam

Nữ

BMI có đánh giá đúng về tình trạng sức khỏe?

Những nghiên cứu về BMI

Nghiên cứu về chỉ số BMI để đánh giá thể trạng cơ thể con người
Nghiên cứu về chỉ số BMI để đánh giá thể trạng cơ thể con người

Một nghiên cứu vào năm 2017 với 103.218 trường hợp tử vong cho thấy những người có chỉ số BMI từ 30,0 trở lên (“béo phì”) có nguy cơ tử vong cao hơn 1,5–2,7 lần. (Nguồn

Một nghiên cứu khác trên 16.868 người cho biết những người thuộc nhóm BMI “béo phì” tăng 20% ​​nguy cơ tử vong do các căn bệnh như tim mạch, đường huyết,… so với những người thuộc nhóm BMI “bình thường” (Nguồn).

Các nghiên cứu khác được thực hiện đều đã chỉ ra rằng chỉ số BMI lớn hơn 30,0 làm tăng  nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe mãn tính như bệnh tiểu đường loại 2, tim mạch, gan nhiễm mỡ… (Nguồn đáng tin cậy)

Những điểm hạn chế của BMI trong việc đánh giá thể trạng

Bỏ qua các chỉ số quan trọng về thể trạng và sức khỏe

Nếu chỉ dựa vào chỉ số BMI, bạn có thể bỏ lỡ các phép đo quan trọng khác về sức khỏe như cholesterol, lượng đường trong máu, nhịp tim, huyết áp… và không đánh giá chính xác được thể trạng và sức khỏe thực sự của một người.

Khi chỉ xem xét chỉ số BMI, có thể dễ dàng phân loại một người vào nhóm “thiếu cân”, “thừa cân” hoặc “béo phì” dựa vào chiều cao và cân nặng. Tuy nhiên, bạn cần phải xem xét cả khối lượng cơ, mỡ và xương của một người. 

Mặc dù 1kg cơ nặng bằng với 1kg mỡ, nhưng cơ có đặc điểm dày và chiếm ít không gian hơn. Kết quả là, một người rất gầy nhưng có khối lượng cơ cao có thể nặng hơn khi lên cân. Vì vậy, hai người có cùng chiều cao và cân nặng có thể có vóc dáng hoàn toàn khác biệt. (Một người có thể là một vận động viên thể hình với khối lượng cơ bắp cao, trong khi người kia cùng chiều cao cân nặng nhưng có khối lượng mỡ thừa nhiều hơn.)

Cùng chỉ số BMI nhưng thể trạng có thể khác nhau
Cùng chỉ số BMI nhưng thể trạng có thể khác nhau

Bỏ qua các yếu tố về giới tính, tuổi tác…

Bên cạnh đó, BMI sử dụng cùng một phép tính cho cả hai nhóm nam giới và phụ nữ trong khi thành phần cơ thể của 2 giới tính này không giống nhau (nam giới thường có nhiều cơ bắp hơn và ít khối lượng mỡ hơn phụ nữ.) (Nguồn)

Thêm vào đó, khi một người già đi, khối lượng cơ teo đi trong quá trình lão hóa. Lượng cơ và xương rất thấp khiến họ có vóc dáng gầy gò dù BMI của họ có thể trong phạm vi bình thường.

Bỏ qua yếu tố chủng tộc và địa lý

Mặc dù chỉ số BMI được sử dụng rộng rãi nhưng đôi khi nó không phản ánh chính xác sức khỏe của một số nhóm dân tộc và chủng tộc nhất định.

Ví dụ, So với người da trắng có cùng trọng lượng và BMI, người Mỹ gốc Phi có xu hướng ít mỡ nội tạng và khối lượng cơ bắp nhiều hơn. Một người Mỹ gốc Phi có chỉ số BMI là 28 có thể khỏe mạnh như một người da trắng có BMI là 25.

Ngoài ra, người Da đen có thể bị phân loại nhầm là thừa cân mặc dù có khối lượng mỡ thấp hơn và khối lượng cơ cao hơn. Điều này có thể cho thấy nguy cơ mắc bệnh mãn tính xảy ra ở ngưỡng BMI cao hơn so với những người thuộc các chủng tộc khác, đặc biệt là ở phụ nữ Da đen (Nguồn).

=> Như vậy, kết luận có thể coi BMI như một bức tranh tổng quát về thể trạng của một người. Tuy nhiên, cần xem xét nhiều yếu tố như tuổi tác, giới tính, chủng tộc, di truyền, khối lượng chất béo, khối lượng cơ và mật độ xương trong cơ thể… để đưa ra đánh giá chính xác nhất. Chúng ta không nên coi BMI là công cụ duy nhất để chẩn đoán tình trạng sức khỏe (Nguồn tin cậy).

Các chỉ số tốt hơn thay thế BMI

Mặc dù có nhiều sai sót, chỉ số BMI vẫn được sử dụng như một công cụ đánh giá sức khỏe chính vì sự thuận tiện, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, có những chỉ số thay thế cho BMI bạn có thể lựa chọn để đánh giá về sức khỏe của một người.

Chu vi vòng eo

đo chu vi vong eo

Chỉ số chu vi vòng eo có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh mãn tính cao hơn. Cụ thể vòng eo lớn hơn 85 cm ở phụ nữ hoặc 101,6 cm ở nam giới cho thấy lượng mỡ cơ thể nhiều hơn ở vùng bụng.  

  • Ưu điểm: Dễ thực hiện với dụng cụ thước dây.
  • Nhược điểm: Nó không xem xét các kiểu cơ thể khác nhau (ví dụ: hình quả táo so với hình quả lê) và hình dáng (ví dụ: khối lượng cơ và xương).

Tỷ lệ eo trên hông

đo tỷ lệ giữa chu vi vong eo và chu vi vòng mông

Chỉ số tỷ lệ eo trên hông có liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh mãn tính ở người. Cụ thể với chỉ số cao (lớn hơn 0,80 ở phụ nữ/0,95 ở nam giới) cho thấy lượng chất béo tích trữ ở vùng dạ dày cao hơn và có liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và mãn tính cao hơn.  

  • Ưu điểm: dễ dàng để đo lường, chỉ cần dụng cụ gồm thước dây và máy tính.
  • Nhược điểm: chỉ số này không xem xét các kiểu cơ thể khác nhau (ví dụ: hình quả táo so với hình quả lê) và hình dáng cơ thể (khối lượng cơ và xương).

Tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể (Body Fat)

Body Fat là lượng mỡ có trong cơ thể con người. Việc theo dõi chỉ số Body fat sẽ giúp bạn xác định lượng mỡ thừa tích tụ cũng như đánh giá tỷ lệ % mỡ so với tổng trọng lượng cơ thể. 

  • Ưu điểm: đưa ra nhận định chính xác hơn về nguy cơ sức khỏe so với chỉ số BMI.
  • Nhược điểm: Các công cụ đánh giá thông thường như đo mỡ dưới da bằng nếp gấp da, phân tích trở kháng điện sinh học di động và cân tại nhà… có nguy cơ sai số cao. Các công cụ chính xác hơn thì đắt tiền và khó tiếp cận được đối với nhiều người.

Xem thêm: Công cụ tính chỉ số Body Fat – % mỡ trên cơ thể

Công cụ tính Body Fat theo chuẩn US NAVY

Chỉ dành cho Nữ

Xét nghiệm

Phương pháp xét nghiệm sẽ đánh giá đúng nhất về tình trạng sức khỏe của bạn
Phương pháp xét nghiệm tổng hợp với nhiều loại xét nghiệm khác nhau sẽ đánh giá đúng nhất về tình trạng sức khỏe của bạn

Các xét nghiệm cho biết số đo cụ thể và chi tiết về các chỉ số thể trạng và sức khỏe như huyết áp, nhịp tim, cholesterol, mức đường huyết,… Từ đó có thể chỉ ra tình trạng sức khỏe và nguy cơ mắc bệnh mãn tính…

  • Ưu điểm: cung cấp đánh giá chi tiết về sức khỏe trao đổi chất của một người 
  • Nhược điểm: một kết quả xét nghiệm đơn lẻ đôi khi không đủ để chẩn đoán hoặc chỉ ra rủi ro về sức khỏe.

Trên đây là những phân tích về chỉ số BMI để bạn có cái nhìn tổng quan hơn khi đánh giá về thể trạng và sức khỏe. Mọi ý kiến đóng góp, hãy để lại comment bên dưới để cùng GymHomies lan tỏa những kiến thức bổ ích tới cộng đồng nhé!