Chỉ số Bmi là gì và cách tính chỉ số bmi

Chỉ số BMI là gì? Cách tính BMI chính xác nhất

BMI là một trong những chỉ số quan trọng, giúp bạn theo dõi tình trạng của cơ thể đang ở mức độ nào (bình thường, thừa cân, thiếu cân, suy dinh dưỡng…). Từ đó lên kế hoạch phù hợp để cải thiện vóc dáng. Cùng GymHomies tham khảo bài viết để hiểu hơn về BMI cũng như cách tính chỉ số này một cách chính xác nhất nhé!

1. Chỉ số BMI là gì?

BMI (Body Mass Index) là chỉ số thể trọng của cơ thể. Căn cứ vào chiều cao và cân nặng, chỉ số BMI cho biết tình trạng bạn đang ở mức độ nào (bình thường, thừa cân, thiếu cân, suy dinh dưỡng…).

Chỉ số Bmi là gì và cách tính chỉ số bmi

Tổ chức Y tế thế giới WHO cho biết, chỉ số BMI có thể áp dụng cho tất cả mọi đối tượng, mọi giới tính. Tuy nhiên, một số đối tượng đặc biệt không được áp dụng công thức này bao gồm phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, đang cho con bú, người mới ốm dậy, vận động viên hoặc người tập thể hình. 

Khi biết được chỉ số BMI, bạn có thể lên kế hoạch giảm cân hoặc bổ sung dinh dưỡng phù hợp để sở hữu một cơ thể cân đối, khỏe đẹp.

2. Công thức tính BMI bằng chiều cao và trọng lượng cơ thể

Chỉ số Bmi là gì và cách tính chỉ số bmi

Trong đó:

  • Trọng lượng cơ thể (Cân nặng) được tính bằng kg.
  • Chiều cao được tính bằng m.

Xem thêm: Công cụ tính chỉ số BMI chuẩn theo độ tuổi và giới tính 

Công cụ tính chỉ số BMI

Nam

Nữ

3. Chỉ số BMI phản ánh tình trạng cơ thể của bạn ra sao?

Đối với người lớn, chỉ số BMI từ 18,5-24,9 nằm trong mức cân nặng bình thường hoặc khỏe mạnh. Chỉ số BMI từ 25,0 trở lên là thừa cân, trong khi chỉ số BMI dưới 18,5 là thiếu cân. Cụ thể bảng đánh giá kết quả BMI như sau:

Chỉ số Bmi là gì và cách tính chỉ số bmi
Chỉ số BMI quyết định tình trạng cơ thể
  • BMI <16: Gầy độ III, bạn cần phải khám và áp dụng một chế độ dinh dưỡng tốt nhất để có thể tăng cân, đảm bảo sức khỏe.
  • 16 ≤ BMI <17: Gầy độ II.
  • 17 ≤ BMI <18.5: Gầy độ I.
  • 18.5 ≤ BMI <25: Bình thường, bạn có một cơ thể tốt và tương đối khỏe mạnh.
  • 25 ≤ BMI <30: Thừa cân. Tình trạng thừa cân lúc này chưa quá trầm trọng nhưng bạn hãy tìm phương pháp và chế độ giảm cân để đưa cơ thể về vóc dáng cân đối, đảm bảo sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. 
  • 30 ≤ BMI 35: Béo phì độ 1.
  • 35 ≤ BMI <40: Béo phì độ II.
  • BMI >40: Béo phì độ III. Ở các cấp độ béo phì, cơ thể của bạn gặp khó khăn mỗi ngày khi trọng lượng mỡ tạo áp lực lên cơ xương. Từ đó, không chỉ sinh hoạt của bạn bị xáo trộn mà sức khỏe của bạn cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. 

4. Các phương pháp giúp bạn cải thiện chỉ số BMI 

Nếu chỉ số BMI của bạn đang trong mức thừa cân hoặc thiếu cân, bạn nên lên kế hoạch để cải thiện vóc dáng cơ thể. Dưới đây mà những gợi ý giúp bạn cải thiện chỉ số BMI.

  • Lên kế hoạch & đặt mục tiêu cụ thể

Lên kế hoạch và đặt mục tiêu cụ thể là một điều vô cùng quan trọng giúp bạn có phương hướng cũng như quyết tâm trong quá trình tập luyện. Việc lên kế hoạch, sắp xếp chế độ tập luyện khoa học theo thời gian cá nhân cũng như chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ mang lại cho bạn 1 cơ thể khỏe đẹp, săn chắc.  

  • Chế độ dinh dưỡng cân bằng

Thói quen ăn uống không cân bằng, thiếu chất là tác nhân gây ra tình trạng thừa hoặc thiếu cân. Hãy áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung cân bằng chất xơ, vitamin từ các loại rau củ quả và chất béo có ích từ các thực phẩm như cá, các loại đậu, dầu cải, dầu lạc, dầu vừng, bơ đậu phộng.., hạn chế ăn các loại thức ăn chế biến sẵn, nước ngọt có ga, đồ ngọt.

Chỉ số Bmi là gì và cách tính chỉ số bmi
Cân bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày

Bạn có thể tính toán lượng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày thông qua chỉ số calo ở các loại thực phẩm để đảm bảo lượng calo in – out phù hợp với từng nhu cầu tăng – giảm cân.  

  • Tập luyện thể dục thể thao

Bên cạnh việc duy trì một chế độ ăn lành mạnh, việc kết hợp một chế độ tập luyện khoa học sẽ giúp bạn giữ được một cơ thể khỏe mạnh với thể trạng cân đối.

Trên thực tế, những người dành 30 – 60 phút tập thể dục đều đặn mỗi ngày thường sẽ có chỉ số BMI cân bằng. Vận động thường xuyên là cách để bạn đốt cháy lượng calo thừa trong ngày và rèn luyện sức khỏe tổng thể.

Chỉ số Bmi là gì và cách tính chỉ số bmi

Bạn có thể chọn tập các bài tập phù hợp với thể trạng như yoga, gym, nhảy dây, chạy bộ, đi bộ, đạp xe… hay một môn thể thao yêu thích. Chú ý không tập luyện quá sức để tránh chấn thương.

5. Hạn chế của chỉ số BMI

Chỉ số BMI không chỉ ra được tỉ lệ của lượng mỡ, cơ xương và nước trong cơ thể. Một số trường hợp sau đây chỉ số BMI có thể bị sai lệch:

  • Tuổi tác

Chỉ số BMI lý tưởng có thể không chính xác ở 1 số lứa tuổi như: 

+ Với trẻ em, ở mỗi lứa tuổi có tốc độ phát triển chiều cao và cân nặng khác nhau. Vì vậy chỉ số BMI có thể thay đổi liên tục và không ổn định.

+ Với người cao tuổi, khối lượng cơ teo đi trong quá trình lão hóa. Lượng cơ và xương rất thấp khiến họ có vóc dáng gầy gò dù BMI của họ có thể trong phạm vi bình thường.

  • Chủng tộc và địa lí

BMI có sự khác biệt đối với các nhóm dân tộc từng khu vực. 

+ Chỉ số BMI khỏe mạnh cho người châu Á dao động từ 18,5 đến 23,9 (thấp hơn so với phạm vi tiêu chuẩn). BMI từ 27 trở lên được coi là béo phì ở người châu Á (trong khi chỉ số béo phì tiêu chuẩn BMI là 30 hoặc cao hơn)

+ So với người da trắng có cùng trọng lượng và BMI, người Mỹ gốc Phi có xu hướng ít mỡ nội tạng và khối lượng cơ bắp nhiều hơn. Một người Mỹ gốc Phi có chỉ số BMI là 28 có thể khỏe mạnh như một người da trắng có BMI là 25.

  • Người có nhiều cơ bắp

Một số người có chỉ số BMI cao nhưng không phải vì cơ thể họ có nhiều mỡ. Nguyên nhân là do khối lượng cơ bắp đã đẩy trọng lượng cơ thể họ lên. Điển hình cho nhóm này là các vận động viên với khối cơ phát triển mạnh nhờ tập luyện.

  • Tình trạng bệnh lý 

Một số bệnh lý có hiện tượng tích nước, tụ dịch trong cơ thể như xơ gan, bụng trướng,.. Lúc này một lượng lớn dịch khiến trọng lượng cơ thể tăng lên, BMI có xu hướng tăng cao. 

Phụ nữ mang thai cũng là một trường hợp đặc biệt mà BMI không thể hiện chính xác. Cân nặng của thai phụ sẽ thay đổi theo sự tăng trưởng của thai nhi. Trong sản khoa sẽ có cách đánh giá cụ thể hơn về thể trọng và tình trạng dinh dưỡng