Astaxanthin là 1 chất chống oxy hóa với công dụng mạnh gấp nhiều lần các chất chống oxy hóa thông thường. Vậy Astaxanthin có tác dụng gì và nên bổ sung Astaxanthin như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết câu trả lời nhé!
1. Astaxanthin là gì?
Astaxanthin là 1 chất chống oxy hóa có sắc tố màu đỏ, thuộc nhóm hóa chất carotenoid. Astaxanthin có cấu trúc phân tử độc đáo, tăng cường khả năng chống oxy hóa tối đa, giúp lọc sạch gốc tự do ra khỏi cơ thể.
Tương tự như dầu cá và các acid béo omega 3 thì Astaxanthin cũng là 1 dưỡng chất từ đại dương được tìm thấy trong 1 số loại sinh vật biển như: tảo, cá hồi, tôm, trứng cá,…
2. Vai trò của Astaxanthin đối với cơ thể
2.1. Chống oxy hóa
Theo thống kê, Astaxanthin được cho là chất chống oxy hóa mạnh nhất với công dụng chống oxy hóa mạnh gấp 500 lần vitamin E, 600 lần CoQ10 và 6000 lần vitamin C.
Hầu hết các chất chống oxy hóa đều tốt cho sức khỏe, nhưng Astaxanthin có đặc tính nổi trội hơn là cải thiện lưu lượng máu và giảm stress.
2.2. Làm đẹp và bảo vệ da
Cùng với tác dụng chống oxy hóa, giảm tốc độ lão hóa cho da thì Astaxanthin còn có công dụng tương tự như một loại mỹ phẩm giúp làm mờ nếp nhăn, tăng độ đàn hồi và độ ẩm cho da, giúp da hồng hào hơn. Ngoài ra, Astaxanthin cũng có tác dụng giảm tổn thương da do ánh nắng mặt trời.
2.3. Chống ung thư
Astaxanthin làm gia tăng hoạt động của các enzym chống oxy hoá và kích thích quá trình Apoptosis. Apoptosis là quá trình mà các tế bào không mong muốn bị chết theo chương trình. Các mô sẽ làm mới với các tế bào mới khi chúng loại bỏ các tế bào không mong muốn, bị hư hỏng và có hại do quá trình apoptosis. Nhờ đặc tính này mà Astaxanthin có thể chống lại nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư.
2.4. Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra Astaxanthin có ảnh hưởng đến việc tăng huyết áp, đồng thời cải thiện mức độ elastin và độ dày của thành động mạch. Nhờ đó mà Astaxanthin hỗ trợ bảo vệ sức khỏe tim mạch cực kỳ hiệu quả.
2.5. Hỗ trợ quá trình tập luyện
Cơ thể sẽ đẩy mạnh việc sử dụng các axit béo khi được bổ sung Astaxanthin, từ đó tăng sức bền và ngăn ngừa tổn thương ở cơ và xương. Chính vì vậy mà những người tập luyện thể thao thường xuyên, đặc biệt là gymer thường sử dụng Astaxanthin để tăng sức bền cho cơ thể và hạn chế sự mệt mỏi sau khi tập luyện, giúp việc luyện tập đạt hiệu quả cao hơn.
2.6. Giảm đau khớp
Astaxanthin cũng có công dụng trong việc điều trị các chứng đau khớp, bao gồm các tình trạng như viêm khớp dạng thấp. Chất này có thể làm giảm các triệu chứng viêm và đau liên quan đến viêm khớp.
2.7. Tăng cường khả năng sinh sản cho nam giới
Năm 2005, một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng Astaxanthin góp phần tăng cường khả năng sinh sản của nam giới. Kết luận này được đưa ra dựa trên những số liệu được thống kê về tinh trùng gồm số lượng và khả năng hoạt động của tinh trùng của những người được kiểm nghiệm.
3. Astaxanthin có nhiều trong thực phẩm nào?
Astaxanthin thường có nhiều trong các loại thức ăn màu đỏ có nguồn gốc từ biển.
Cá hồi là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều Astaxanthin nhất trong tự nhiên. Các loại cá hồi có hàm lượng Astaxanthin cao có thể kể đến như: Cá hồi Sockeye hoang dã, cá hồi cầu vồng nuôi, Cá hồi Coho hoang dã, Cá hồi Đại Tây Dương, Cá hồi chấm hồng Bắc cực, Cá hồi hồng hoang dã, Cá hồi Chinook, Cá hồi Chum, Cá hồi Masu.
Thực tế bên cạnh cá hồi còn có nhiều thức ăn khác chứa hàm lượng Astaxanthin cao hơn tuy nhiên chúng ta lại không thể ăn trực tiếp được do chúng quá nhỏ và rất khó để có thể tìm thấy trong tự nhiên.
Khoảng vài chục năm trước đây, Astaxanthin tự nhiên được cho là có hiệu quả tốt hơn đến 90 lần so với Astaxanthin tổng hợp. Tuy nhiên, điều này không còn đúng so với hiện tại, bởi hiện nay cá hồi có thể được nuôi và cho ăn thức ăn tổng hợp (chưa kể trường hợp được tẩm màu để có màu đỏ tươi)
Vì vậy mà hiện nay, người ta thường bổ sung Astaxanthin dưới dạng thực phẩm bổ sung như là tảo, Krill (một loại tôm rất nhỏ), tôm bắc cực, tảo xanh (hay còn gọi là vi tảo lục – Haematococcus pluvialis). Đây là nguồn thức ăn giàu Astaxanthin nhất hiện nay.
4. Lưu ý khi sử dụng Astaxanthin
Astaxanthin nhìn chung khá an toàn nếu được sử dụng với liều lượng tối đa 40mg mỗi ngày trong 12 tuần và 12mg trong 6 tháng. Nó cũng có thể kết hợp an toàn với các loại Carotenoids khác cũng như là Vitamin và khoáng chất ở mức 4mg/ngày trong tối đa 12 tháng.
Một số tác dụng phụ có thể kể đến như tăng nhu động ruột và đi ngoài có phân màu đỏ, dùng quá nhiều có thể dẫn đến đau dạ dày.
Chưa có nghiên cứu chính xác nào về độ an toàn của Astaxanthin đối với phụ nữ mang thai nên để đảm bảo an toàn cho thai nhi thì tốt hơn là nên tránh sử dụng.
Astaxanthin giống với các loại Vitamin là cực kỳ dễ bị mất tác dụng khi tiếp xúc với ánh sáng, nhiệt độ. Chính vì thế khi mua các sản phẩm có chứa Astaxanthin thì nên dùng loại có hộp màu đen, viên nang đen và uống liền ngay khi mở nắp. Tránh ánh sáng chiếu vào.
Bài viết trên là tổng hợp những thông tin cơ bản về Astaxanthin. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích của Astaxanthin, đồng thời biết cách bổ sung Astaxanthin phù hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất!
Viết bình luận