Trong những năm gần đây, Kickboxing được xem như một phương pháp tập luyện mới mẻ, thời thượng và thu hút người tập tại Việt Nam. Môn thể thao này mang lại rất nhiều lợi ích cả về sức khỏe lẫn tinh thần. Trong bài viết dưới đây, Gym Homies sẽ giúp bạn giải đáp những những thắc mắc về bộ môn Kickboxing. Cùng tìm hiểu nhé!
I. Kickboxing là gì? Lịch sử hình thành và phát triển của kickboxing
1. Kickboxing là gì?
Kickboxing là sự kết hợp của nhiều môn võ như karate, muay Thái… với những đòn đánh dứt khoát, nhanh nhẹn và mạnh mẽ. Sự kết hợp này giúp người tập nâng cao thể lực, rèn luyện sức khỏe và săn chắc cơ thể.
2. Lịch sử hình thành và phát triển của kickboxing
Kick boxing là môn võ thuật nguồn gốc từ Thái Lan. Thời kỳ Sukhothai (1238 – 1377), Muay Thai Boxing được sử dụng rộng rãi trong giới quý tộc và được huấn luyện cho những chiến binh để thực hành cho chiến đấu.
Sau này, đến năm 1920, Muay Thai bắt đầu được phổ biến rộng rãi, tự tách mình trở thành một môn thể thao chính thức riêng biệt. Sau đó, với sự pha trộn cùng karate và boxing, bộ môn Kickboxing ra đời. Thuật ngữ này xuất hiện vào năm 1950 bởi một nhà quảng bá quyền Anh tại Nhật Bản.
Năm 1970, Kickboxing đến Mỹ và từ từ lan sang các vùng của châu Âu. Sau đó dần trở nên phổ biến và bắt đầu được nhìn nhận là một loại hình thể thao. Ngày nay, loại hình thể thao này dần phát triển và phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới.
Kickboxing bắt đầu du nhập vào nước ta từ năm 2009 khi nằm trong hệ thống thi đấu của Đại hội Thể thao châu Á. Trong những năm gần đây, bộ môn này được xem như một phương pháp tập luyện mới mẻ và thu hút người tập tại Việt Nam.
II. Những lợi ích tuyệt vời của Kickboxing
Không chỉ phái mạnh, các chị em cũng đam mê tập luyện Kickboxing bởi mới mẻ, thời thượng cùng những lợi ích tuyệt vời đến sức khỏe.
1. Giảm cân hiệu quả
Kickboxing giúp bạn đốt cháy calo và hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Nghiên cứu đã cho thấy một người nặng 155 pound (tương đương khoảng 70kg) có thể đốt cháy 372 calo chỉ trong 30 phút tập kickboxing. Lượng calo được đốt cháy phụ thuộc vào cân nặng và bài tập của bạn.
Với các bài tập đòi hỏi di chuyển, vận động nhiều nhóm cơ trên cơ thể, bạn sẽ phải tiêu hao một lượng calo lớn hơn. Nhờ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả và giúp bạn sở hữu một vóc dáng cân đối và săn chắc.
2. Tăng khả năng phối hợp và thăng bằng
Một nghiên cứu nhỏ xem xét tác động của kickboxing ở những người bị bệnh đa xơ cứng (MS – một chứng rối loạn não bộ và tủy sống với chức năng thần kinh bị giảm sút) cho thấy việc tập luyện kickboxing ba ngày mỗi tuần giúp cải thiện khả năng phối hợp giữa các cơ và sự cân bằng của cơ thể.
Kết quả của nghiên cứu này cũng cho thấy kickboxing có thể giúp làm giảm nguy cơ té ngã khi bạn già đi.
3. Giúp hệ tim mạch khỏe mạnh
Kickboxing được xem là những bài tập nâng cao của cardio. Nhờ đó giúp bạn cải thiện hệ tim mạch hiệu quả.
Một Nghiên cứu năm 2014 cho thấy rằng tham gia tập luyện kickboxing ba ngày một tuần, mỗi lần một giờ làm tăng tối đa khả năng hấp thụ oxy của cơ thể (VO2max).
VO2max là lượng oxy tối đa bạn có thể sử dụng trong hoạt động thể chất. Đó là một chỉ số về sức bền tim mạch. Nó càng cao đồng nghĩa cơ thể bạn đang nhận và sử dụng oxy hiệu quả.
4. Tăng khả năng tập trung
Các động tác kickboxing là sự kết hợp cao độ giữa hoạt động của toàn bộ cơ thể, đặc biệt là tay và mắt. Bạn luôn phải quan sát sự di chuyển, thay đổi vị trí của đối thủ và kết hợp động tác tay để kịp thời phản đòn. Theo thời gian, người tập sẽ dần tăng khả năng tập trung và phối hợp.
5. Cải thiện sức khỏe tinh thần
Võ thuật, bao gồm cả kickboxing và các hình thức tập thể dục khác có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe tinh thần và cảm giác tích cực.
Kickboxing bao gồm các bài tập aerobic và anaerobic. Khi thực hiện tập luyện Kickboxing, cơ thể bạn sẽ sản sinh endorphin, giúp tác động tích cực đến tâm trạng cũng như cải thiện tình trạng căng thẳng, lo lắng…
6. Giảm thiểu căng thẳng và cải thiện giấc ngủ
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên có tác động tích cực đến chất lượng giấc ngủ. Thiếu ngủ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư…
Hoạt động thể chất nói chung và Kickboxing nói riêng sẽ giúp bạn giảm thiểu căng thẳng và cải thiện giấc ngủ. Khi ngủ đủ giấc, cơ thể tràn đầy năng lượng giúp bạn học tập/làm việc hiệu quả hơn.
III. Những lưu ý để tập luyện Kickboxing hiệu quả
Kickboxing là một bài tập an toàn và tác động tích cực đến sức khỏe của mọi người nếu bạn biết cách tập luyện hiệu quả.
Cũng như bất kỳ môn thể thao nào liên quan đến các chuyển động toàn thân, bài tập này có thể gây ra chấn thương trong khi tập luyện. Vì vậy, hãy lưu ý những nội dung sau để bài tập mang lại những lợi ích tối ưu đến cơ thể bạn.
1. Tham khảo ý kiến của bác sĩ
Một nghiên cứu vào năm 2003 cho biết, khi xem xét tỷ lệ chấn thương ở những người tham gia tập luyện kickboxing, các chấn thương phổ biến nhất cơ thể có thể gặp phải là căng cơ ở vai, lưng, hông, đầu gối và mắt cá chân.
Nếu bạn từng bị chấn thương ảnh hưởng đến những phần cơ thể này, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ của bạn trước trước khi có ý định hay kế hoạch tập luyện.
2. Lên kế hoạch, mục tiêu và chuẩn bị kỹ càng cho việc tập luyện
Nhiều phòng tập Gym và trung tâm võ thuật cung cấp các lớp học kickboxing ở các cấp độ khác nhau. Khi tìm kiếm một lớp học kickboxing, việc nhận thức được sức khỏe thể chất hiện tại của bạn cũng như định hướng mục tiêu tập luyện là vô cùng quan trọng. Hãy đề xuất rõ những điều này với những người hướng dẫn để đảm bảo nhận được những gì bạn cần từ khóa đào tạo của mình.
3. Chuẩn bị trang phục và dụng cụ luyện tập
Khi tập luyện, hãy lựa chọn trang phục với chất liệu thoải mái, thấm hút mồ hôi và không quá bó sát cơ thể. Điều đó sẽ giúp bạn thực hiện bài tập 1 cách thoải mái, ra đòn luyện tập nhanh, mạnh và dứt khoát hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên tự trang bị một số đồ tập kickboxing quan trọng bao gồm: găng tay, mũ đội đầu, găng quấn tay và mắt cá chân,…
4. Khởi động trước khi tập kickboxing
Một vài động tác khởi động làm nóng cơ thể trước khi tập luyện sẽ giúp bạn hạn chế những chấn thương không đáng có. Bạn chỉ cần chạy bộ tại chỗ trong ít phút hoặc thực hiện vài động tác giãn cơ trước khi bắt đầu buổi học kickboxing.
5. Nạp năng lượng trước và sau buổi tập
Bữa phụ trước khi luyện tập sẽ giúp bạn phòng tránh hiện tượng thiếu năng lượng trong khi luyện tập khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu linh hoạt. Tốt nhất bạn nên ăn nhẹ trước khi tập từ 60-90 phút với: sữa, trái cây, sữa chua,…
Và một điều vô cùng quan trọng là TRƯỚC VÀ TRONG buổi tập, cơ thể rất cần nạp đủ nước. Còn sau khi tập, cơ thể cần bổ sung Protein để các cơ được phục hồi và phát triển. Một số thực phẩm có chứa những protein cho cơ thể có thể kể đến như: Socola, Trứng, Ức gà,…
6. Luôn kiên trì với mục tiêu của mình
Để tập luyện Kickboxing hiệu quả, bạn cần phải kiên trì với mục tiêu và kế hoạch của mình. Khi tập luyện, chúng ta luôn muốn đạt hiệu quả nhanh nhất có thể. Tuy nhiên, hiệu quả không thể nhanh chóng đạt được sau một thời gian ngắn. Hãy luôn kiên trì, điều đó sẽ giúp bạn sớm sở hữu một thân hình như mong ước.
Trên đây là những thông tin về bài tập Kickboxing và những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe cũng như những lưu ý để tập luyện hiệu quả. GymHomies chúc bạn sớm sở hữu một thân hình như ý!
Viết bình luận